Nghệ thuật xăm hình Maori có nguồn gốc từ truyền thống thời cổ xưa của các bộ tộc người Polynesia. Nghệ thuật xăm hình Maori đã hình thành và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Nếu bạn là tín đồ của nghệ thuật xăm hình hoặc đơn giản là có hiểu biết hay mong muốn sở hữu một hình xăm đẹp và chất, thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua được hình xăm Maori này.
Hình xăm Maori có nguồn gốc xuất xứ từ đâu?
Người dân Māori là những người Polynesia bản xứ của New Zealand. Người Māori có tổ tiên là những dân tộc thiểu số sống ở phía đông Polynesia, tới New Zealand trong một số đợt hải hành bằng thuyền nhỏ trong giai đoạn nào đó giữa năm 1250 và năm 1300. Trải qua nhiều thế kỷ bị cô lập, những cư dân Polynesia này đã phát triển một nền văn hóa độc đáo được biết đến với tên gọi là “Māori”, với một ngôn ngữ riêng biệt, một kho thần thoại phong phú, các nghề thủ công và nghệ thuật trình diễn đặc sắc, thú vị. Ban đầu người Māori hình thành nên các bộ tộc, dựa trên các tục lệ và cách tổ chức xã hội kiểu đông Polynesia. Hình xăm Maori được lấy với tên gọi của dân tộc này và được lưu truyền về sau này. Tạo thành trào lưu Maori Tattoo tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước Việt Nam mình. Nghệ thuật xăm hình cũng là một trong những phong tục tập quán của dân tộc Maori tại nước New Zealand.
Các hình xăm trên khuôn mặt của xứ sở này được biết đến với tên gọi là “Moko”, và trong quá trình đó được gọi là ‘ta Moko’. Kể từ khi Maori tattoo bị thất truyền trên các loại văn bản, ngày chính xác hay thời gian mà Maori đã trở thành nghệ thuật xăm mình vẫn còn không chắc chắn. Tuy nhiên, Abel Tasman và phi hành đoàn của ông là người đầu tiên đến New Zealand vào năm 1642, đã không tìm thấy bất kỳ hình xăm Maori tại thời điểm đó.
Năm 1769, thuyền trưởng James Cook cùng với nhà tự nhiên học là Joseph Banks đã lần đầu tiên nhìn thấy những hình xăm hoa văn phức tạp của bộ lạc Maori là trong chuyến đi tới Nam Thái Bình Dương. Kể từ đó, chúng đã trở thành hình xăm quyến rũ và hấp dẫn cho tới bây giờ.
Nghi thức xăm moko kauae thường được thực hiện ngoài trời, mực xăm là bồ hóng thu được từ việc đốt nhựa cây kauri. Người xăm mình chỉ được ăn uống qua một cái phễu, phải kiêng tắm rửa cho đến khi vết thương ở hình xăm lành hẳn. Ngày nay, nhiều người Maori xăm hình lên mặt để khôi phục lại những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng bản xứ, quảng bá nét đặc sắc của dân tộc họ đến với thế giới.
Huyền thoại Maori
Những lời giải thích lịch sử về nguồn gốc của hình xăm Maori có thể được tìm thấy trong truyền thuyết địa phương, Họ cho rằng “ta Moko”, hình xăm Maori đến từ thế giới ngầm, được gọi tên là Uetonga. Trong truyền thuyết địa phương nói rằng có một chiến binh trẻ tuổi gọi là Mataora, người này đem lòng yêu một công chúa của thế giới ngầm – được gọi là Niwareka. Niwareka đến trên mặt đất để kết hôn với Mataora.
Tuy nhiên, Mataora đã có thái độ ngược đãi Niwareka, Niwareka đã quyết định đi về thế giới bên kia. Mataora đã mang mặc cảm tội lỗi, vì thế đã theo đuổi Niwareka về thế giới bên kia. Mataora xin lỗi trước gia đình Niwareka, và hành động này đã giành Niwareka trở lại với ông. Trước khi trở lại cuộc sống, người ta nói rằng Niwareka là cha, vua của thế giới ngầm,người đã giảng dạy Mataora nghệ thuật của Moko. Mataora đã mang lại những kỹ năng này cho người dân của mình, và đó là cách Maori đã hình thành tính cách riêng của nó.
Câu chuyện về hình xăm Maori
Kể từ khi người da trắng lần đầu tiên đến định cư tại vùng đất Nam Thái Bình Dương đã bị ấn tượng bởi nét đặc sắc thú vị bởi văn hóa xăm hình Maori nói chung và hình xăm moko nói riêng.
Cũng vì người Maori nơi đây có phong tục giữ đầu của kẻ thù và xăm hình lên đó để khẳng định quyền thống trị của mình nên từ thời kỳ Phục Hưng, người châu Âu đã bắt đầu muốn trao đổi và mua bán những chiếc đầu ấy ở khắp nơi để đổi lấy vũ khí.
Trong mười năm đầu của thế kỷ 19, người châu Âu đã liên lạc thường xuyên với các bộ lạc Maori. Một nhóm nhà truyền giáo sau này quyết định chuyển đổi Maoris trong năm 1814. Một trong số những người đã được đưa đến từ nước Anh tên là Hongi.
Ông ấy đã làm việc với một giáo sư Oxford để viết một cuốn từ điển song ngữ và phiên dịch Kinh Thánh sang ngôn ngữ Maori. Ông đã được sự đồng ý của vua George IV của Anh, và đã được trình bày với hoàng thân, ông nhận được vô số quà tặng như một phần thưởng cho những nỗ lực phát hiện của mình.
Hongi trao đổi quà tặng của mình cho một số súng hỏa mai, cung cấp một phong phú của đạn dược tại Sydney, và khi trở về nước New Zealand, ông ấy đã sử dụng số vũ khí có được nhằm khởi động một loạt các cuộc tấn công chống lại các bộ lạc của đối phương. Người dân Maoris mới phát hiện ra rằng người châu Âu chỉ muốn trao đổi vũ khí cho các hình xăm Tù trưởng.
Ngay sau đó, Maoris sẽ tấn công nước láng giềng bộ lạc với mục đích duy nhất của có hình xăm trên đầu Tù trưởng, sẽ được đổi lấy súng và đạn dược nhiều hơn. Dẫn tới việc các Maoris sớm đã bị chặt đầu nô lệ và thường những người bị bắt trong trận chiến có hình xăm đầu. Thông thường, ngay cả người đứng đầu yếu ớt hoặc hình xăm chưa hoàn chỉnh vẫn còn được cung cấp để bán.
Có một nhà sưu tập nổi tiếng nhất với bộ sưu tập hình xăm của Tù trưởng đã được Thiếu tướng Horatio Robley, 1 người mà trong cuộc đời của mình, có được khoảng 35 hình xăm Tù trưởng. Hôm nay, 30 trong số 35 người đứng đầu trong bộ sưu tập của ông có thể được tìm thấy trong Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở nước New York. Thiếu tướng Robley cũng xuất bản một cuốn sách được hưởng ứng có tên gọi là “Moko”, hoặc “Maori Tattoo”, cuốn sách mô tả chi tiết về quá trình và ý nghĩa của các thiết kế hình xăm Maori.
Ý nghĩa của hình xăm Maori
Hình xăm Maori đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển. Song, đây là loại hình xăm có nguồn gốc xuất xứ lâu đời nhất tại quốc gia này. Hình xăm Maori thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường của nam giới thời kì đấy và giá trị ý nghĩa này cũng áp dụng cho đến tận ngày hôm nay.
Hầu hết những người nam thuộc bộ tộc Maori đến tuổi trưởng thành đều phải sở hữu cho mình một hình xăm Maori. Hình xăm này có kích thước rất lớn, thể hiện các đường nét thẳng, nhọn. Còn đối với nữ giới, họ thường chọn những họa tiết có đường nét cong hoặc các hoa văn đặc sắc.
Các hình xăm theo phong cách này (tên gọi là moko) đã có tuổi đời phát triển hơn 1000 năm. Trước đây, các hình vẽ trên cơ thể người Maori là một dấu hiệu quan trọng để phản ánh về cội nguồn, tổ tiên của mỗi cá nhân.
Maori thường chỉ dùng xăm cho Tù trưởng, nó được xem là danh hiệu trong chiến tranh, biểu tượng của sức mạnh, chinh phục, và như một thứ hộ mệnh.
Đối với người dân Maori, đầu là phần thiêng liêng nhất của cơ thể, nên hình xăm Maori được xăm phổ biến nhất là trên khuôn mặt, thông thường có hình dạng cong và xoắn ốc như hoa văn.
Tuy nhiên, chỉ có những người có cấp bậc địa vị cao trong xã hội mới được phép và có thể xăm hình trên khuôn mặt của mình. Hình xăm trên khuôn mặt Maori chính là dấu hiệu của cấp bậc trong xã hội thu nhỏ này.
Có thể được chia thành ba loại hình xăm chính, đó là:
- Hình xăm Maori – Enata: mẫu hình xăm đại diện cho lịch sử cuộc đời, trải nghiệm sâu sắc và hành vi trong cuộc sống của bạn.
- Hình xăm Maori – Etu: mẫu hình xăm đại diện cho mối liên kết giữa tinh thần với các nguyên tố tự nhiên và các vị thần, nhằm tạo nên sức mạnh bảo hộ như một lá bùa hộ mệnh.
- Cuối cùng là mẫu hình xăm Maori – Kirituhi: một loại hình xăm mà mọi người đều có thể thực hiện trên cơ thể của mình mà không vi phạm truyền thống văn hóa nơi đây.
Vị trí xăm hình Maori
Những mẫu hình xăm Maori không những đẹp mà chúng còn gắn liền với những câu chuyện thời xa xưa. Mỗi vị trí xăm trên cơ thể cũng mang theo những ý nghĩa và vị thế khác nhau. Đồng thời, vị trí xăm hình còn chứa thông tin về tổ tiên, lịch sử và địa vị xã hội của người đó, cũng như thể hiện văn hóa, nguồn gốc và bản sắc văn hóa của dân tộc Maori.
Theo truyền thống văn hóa nơi đây, hình xăm trên khuôn mặt người phụ nữ chỉ giới hạn ở vùng môi và vùng cằm. Đối với nam giới có thể được xăm rộng ra toàn bộ khuôn mặt của họ. Xăm trên trán được thể hiện là những người có địa vị trong bộ tộc, xăm trên má lại thể hiện là công việc của người đó đang làm.
Về vị trí đặt hình xăm sẽ là điều bạn cần phải cân nhắc thật kỹ càng, thậm chí nếu các bạn không phải là người Maori thì các bạn cũng cần nên cân nhắc kỹ lưỡng, những hình xăm ở những vị trí như mặt và ở các vị trí dễ thấy sẽ không phù hợp với một vài nghề nghiệp. Tuy vậy, không phải thiết kế nào của hình xăm Maori cũng đều để xăm lên mặt. Có một hình xăm trên vai, tay hay trên thân mình có thể vẫn mang phong cách Maori và vẫn thỏa mãn mong muốn và yêu cầu của bạn.
Sự mạnh mẽ và nam tính thường được đặc tả qua các họa tiết Maori mà người này lựa chọn.
Hình xăm Maori vị trí ở cánh tay thể hiện sự mạnh mẽ, quyền lực của một người đàn ông. Ngày nay, những bạn trẻ năng động đã biến đổi, cách tân những hình xăm này phù hợp với cá tính của bản thân.
Xăm ở đùi hay cẳng chân cũng là vị trí thường được lựa chọn để xăm các họa tiết hoa văn đẹp mắt. Hình xăm Maori này cũng được xem là một trong số những hình xăm ý nghĩa cho nữ đặc sắc nhất từ trước cho đến nay.
Kí tự hình xăm Maori
Maori là một trong những hình xăm được yêu thích bởi chúng luôn mang trên mình nhiều ý nghĩa đặc biệt. Hình xăm Maori là nét văn hóa độc đáo đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng đối với giới trẻ hiện nay mẫu hình xăm Maori thực sự là điều khá mới mẻ và cần được khám phá, tìm hiểu nhiều hơn. Điều tạo nên sự khác lạ, độc đáo của những hình xăm Maori chính là kỹ thuật xăm khác biệt cũng như các ký tự thiết kế hình xăm của nó với các loại xăm khác.
Dưới đây là một trong những ký tự hình xăm Maori phổ biến nhất.
- Kí tự Koru: Thể hiện cho sự khởi đầu, điều mới mẻ sự hài hòa. Kí tự Koru được lấy ý tưởng từ chiếc lá dương xỉ – biểu tượng đẹp của người dân nước New Zealand.
- Kí tự Hei Matau: Đây là biểu tượng hình lưỡi câu, đại diện cho sức mạnh, sự quyết tâm và sức khỏe tốt.
- Kí tự Single Twist: Biểu tượng vòng xoắn đơn thể hiện cho sự vĩnh hằng và đại diện cho con đường của sự sống.
- Kí tự Double Triple Single: Chứa những hình xoắn, đại diện cho sự kết hợp tình bạn của hai người với nhau, của những nền nền văn hóa, của các quốc gia khác nhau.
- Kí tự Mania: Biểu tượng này giống như cơ thể của một con chim, ý nghĩa được biết đến như người mang sức mạnh siêu nhiên và bảo vệ tâm hồn.
- Kí tự Hei Tiki: Kí tự này biểu hiện cho điều may mắn và tiki được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản. Tiki là lá bùa hộ mệnh của người dân Maori từ thời cổ đại, được chạm khắc từ đá xanh và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ngoài ra, nghệ thuật xăm maori hiện đại cũng thêm vào một số ký tự dưới đây:
- Single Twist: biểu tượng cho sự vĩnh hằng.
- Double Triple Single: biểu tượng cho quan hệ giao hảo giữa bạn bè, quốc gia, văn hóa…
- Shark Teeth: biểu tượng cho sức mạnh và khả năng thích nghi trong mọi điều kiện khắc nghiệt.
- Kí tự mũi tên: là mục tiêu, đại dương là niềm tự hào nguồn cội, rùa là sức khỏe…
Người ta còn dùng họa tiết Maori này để cách tân cho hình xăm mang hướng tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc của dân tộc.
Mẫu hình xăm maori phổ biến
Với ý nghĩa hấp dẫn của nghệ thuật xăm truyền thống này, bạn có thể tham khảo những mẫu hình xăm dưới đây để sắm ngay cho mình một kiểu hình xăm vô cùng bắt mắt.
Hình xăm vòng tay maori
Kiểu mẫu hình xăm này khá phổ biến với hình dạng một dải chữ nhật quấn quanh cổ tay hoặc bắp tay. Các họa tiết được vẽ lên đó được chia ra thành nhiều hình tượng như sau: đuôi cá thu, vảy cá, răng cá voi… đa phần đều thể hiện cho sức mạnh và lòng dũng cảm.
Hình xăm hoa văn maori ở chân
Hầu hết những hình xăm ở vị trí mắt cá chân, bắp chân hoặc đùi… đều là các nét vẽ dạng xoắn ốc hoặc linh vật thần thoại. Với ý nghĩa nâng đỡ bước chân cho họ có thêm nhiều động lực tiến về phía trước.
Hình tattoo maori ở vị trí ngực
Nếu bạn mong muốn có được một lá bùa làm “tấm bình phong” che chở cho mình thì ngực là một vị trí nên ưu tiên hàng đầu. Người Maori cũng rất ưa chuộng việc xăm hình lên vị trí ở ngực trái, vị trí gần với tim để biểu thị lòng nhiệt huyết mạnh mẽ và tinh thần lạc quan trước mọi thử thách.
Hình xăm maori ở vị trí tay
Các hình xăm ở cổ tay hoặc ngón tay đa số đều là nhỏ, trong khi cánh tay lại được vẽ hình xăm lớn hơn.
Một số hoa văn dùng trong trường hợp này sẽ thiên về sự trang nhã, thanh tao mà không cần quá tôn kính hay là nguyên tắc nghiêm ngặt như: đất và biển, ngọn gió, lưỡi câu…
Nghệ thuật xăm ở Polynesia là nguồn gốc của những hình xăm Samoa và hình xăm Maori mang phong cách truyền thống văn hóa xứ sở này. Và ngày nay đã được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam chúng ta. Trong xu hướng nghệ thuật xăm hình của Việt Nam hiện nay, hình xăm Maori đã không còn quá xa lạ mà bắt đầu lan rộng và được nhiều người yêu mến. Hình xăm maori mang theo “hơi thở” của cả nét truyền thống và hiện đại, tràn đầy tính nhân văn của con người. Vì thế, bạn chắc chắn sẽ trở nên nổi bật hơn giữa đám đông khi sở hữu một thiết kế riêng mang tính nghệ thuật và đầy tinh tế này.
Ý kiến bạn đọc (0)